0909 999 888 500 Hùng Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM
https://www.facebook.com/thptmdc20nam?mibextid=eQY6cl

logo

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI

Thành lập năm 1998

Hotline: 0243 5810 232 - 0961 180 880

Số 100 Kim Anh - Xã Thanh Xuân - Huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội

c3macdinhchi@hannoiedu.vn - macdinhchi561@gmail.com

Trang chủ»Tổ nhóm chuyên môn»SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI HOẠT ĐỘNG HỮU ÍCH NÂNG CAO CHUYÊN MÔN

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI HOẠT ĐỘNG HỮU ÍCH NÂNG CAO CHUYÊN MÔN

 

Để thực hiện tốt hoạt động chuyên môn thì tổ nhóm chuyên môn là nơi tốt nhất để giáo viên rèn luyện nâng cao tay nghề, đồng thời tổ chuyên môn cũng là nơi theo dõi sát nhất chất lượng học tập của học sinh theo phân môn.

Nhằm tạo cơ hội cho giáo viên học tập lẫn nhau thông qua hoạt động sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn: Cùng nhau xây dựng kế hoạch bài học, cùng nhau dự giờ, phân tích bài học qua đó giúp giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, kĩ năng giảng dạy, phát triển khả năng sáng tạo… tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo, áp dụng các phương pháp kĩ thuật, CNTT vào bài dạy.

 

 

ANH1

 

Ngày 31/7/2024 , tổ Tự nhiên trường THPT Mạc Đĩnh Chi đã được Nhà giáo ưu tú, tiến sĩ  Nguyễn Đăng Tề nguyên chủ nhiệm khoa Toán Tin trường Học viện An Ninh cùng tham gia sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường với những chia sẻ hết sức bổ ích:

1. Cách tiếp cận và hướng dẫn học sinh chương Mệnh đề ( Khối 10)

2. Cách tiếp cận và hướng dẫn học sinh chương Xác suất có điều kiện ( Khối 12)

3. Cô Nguyễn Phương Thanh trình bày bài giảng mẫu ‘’ Hệ hô hấp ở động vật’’

 

ANH2

 

 

Trong thời gian tham gia sinh hoạt chuyên môn ở trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Giáo sư Nguyễn Đăng Tề phối hợp cùng thầy cô trường THPT Mạc Đĩnh Chi thực hiện chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng của các giáo viên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của trường.

 ANH3

 

Qua chia sẻ của thầy, chúng tôi lĩnh hội được bản chất của sự đổi mới trong phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục 2018 là hình thành thói quen và cách sinh hoạt chuyên môn mới trên các phương diện sau: triết lí sinh hoạt chuyên môn, vấn đề quan tâm và thời lượng thảo luận. Cụ thể là: từ chỗ chủ yếu quan sát giáo viên sang quan sát học sinh là trọng tâm, từ đánh giá trình độ, cách dạy của giáo viên sang suy ngẫm và chia sẻ về việc học của học sinh, cùng suy đoán các nguyên nhân và đưa ra những cách giải quyết khắc phục. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một quá trình với nhiều khâu, nhiều bước  chứ không còn đơn thuần chỉ là một buổi các thành viên trong tổ đến để bàn bạc về một đơn vị kiến thức khó dạy nào đó trong chương trình nữa.

 

Từ chỗ thay đổi đặc điểm, tính chất thì mục đích và ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn cũng sâu sắc, đúng nghĩa hơn: Hiểu rõ hơn về cách học sinh học, về tác dụng của phương pháp dạy học đến việc học tập của học sinh để nâng cao hiệu quả tối đa. Đồng thời cũng cần hướng đến phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên thông qua sự tương tác có hệ thống với các giáo viên khác trong trường hoặc cụm trường. Cần chú ý đến việc tạo ra bầu không khí thân thiện trong cộng đồng học tập và cùng chịu trách nhiệm chứ không phải tạo ra chiến tuyến. “Không bỏ rơi học sinh, không phê phán đồng nghiệp, tạo ra một cộng đồng học tập” là những cụm từ thể hiện triết lý của buổi sinh hoạt chuyên môn.

Bên cạnh đó, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học có cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn rất cụ thể. Thực trạng chất lượng giáo dục thấp là nguyên nhân thôi thúc các nhà trường phải đổi mới. Tính hiệu quả của nó đã được các nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Sigapore…kiểm chứng.

Khái niệm “Nghiên cứu bài học” không quá lạ lẫm với toàn thể giáo viên nhà trường. Thực tế, ở trường THPT Mạc Đĩnh Chi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đã được khơi gợi và tiến hành từ những năm trước. Trong đó, tổ Xã hội 1 đi tiên phong. Điều này chứng tỏ sự nhạy bén, tinh thần học hỏi, cầu thị cái mới, nhiệt huyết với nghề, cũng như sự cấp tiến trong nhận thức của lãnh đạo và giáo viên trường THPT Mạc Đĩnh Chi.

Dưới đây là hình ảnh tiết dạy mẫu của cô Nguyễn Phương Thanh giáo viên bộ môn Sinh học.

 

ANH4

 

Thành phẩm cụ thể của cách làm nghiên cứu bài học đó chính là giáo án dùng chung. Đương nhiên có nhiều quan điểm về việc sử dụng giáo án chung. Nhưng một điều chúng ta phải thông suốt đó chính là tính linh hoạt và mềm dẻo trong việc dùng giáo án chung. Đó là khung nội dung kiến thức, là tư liệu và các phương pháp cụ thể áp dụng ở bài học đó. Và điều quan trọng đó là kết quả trí tuệ và tâm huyết của mọi thành viên trong tổ chuyên môn. Từ nội dung kiến thức đến phương pháp, cách thức tổ chức giờ dạy… trong giáo án chung đã được tổ chuyên môn suy ngẫm, thảo luận cùng xây dựng, thiết kế và kiểm chứng tính hiệu quả của nó sau khi dự giờ giờ dạy minh họa. Cái mà chúng ta đều nhìn thấy và nhất trí là quá trình tạo ra thành phẩm này chính là quá trình cọ sát thực tiễn và kết nối thân thiện giữa các thành viên trong tổ. Cả hai nhân tố này là con đường thiết thực để nâng cao chất lượng chuyên môn cho mỗi giáo viên.

Cách làm này không đơn thuần và dễ dàng, ngược lại nó đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ của mọi giáo viên. Để tạo ra được một giáo án chung – đòi hỏi cả tổ phải có một tinh thần và lộ trình làm việc rõ ràng, thậm chí làm đi làm lại, mới rút ra được một phương án dạy học phù hợp, hiệu quả. Chính sự trải nghiệm trong mỗi lần trao đổi, suy ngẫm và dự giờ đánh giá trong tổ về bài dạy sẽ làm cho mỗi giáo viên trưởng thành và cứng cáp. Tất nhiên, khi vận dụng giáo án chung đó, mỗi giáo viên tùy thuộc vào thực tế giờ học, đối tượng học sinh từng lớp mà có những điều chỉnh hợp lí, không cứng nhắc. Trước đây mạnh ai nấy dạy, độc lập tác chiến bây giờ có cả một cộng đồng học tập và tương tác để cùng nghĩ, cùng làm, rõ ràng chất lượng và tính khả thi của một bài dạy được nâng cao hơn rất nhiều.

 

Qua những buổi sinh hoạt chuyên môn đã truyền tải một thông điệp đó là: đừng hỏi làm thế nào mà hãy nói làm thế này. Hãy làm đi, làm theo chu trình các bước như vậy. Dĩ nhiên ban đầu, không tránh khỏi sự lúng túng, bỡ ngỡ, nhưng sau dần trở thành phản  xạ tự nhiên, thành nếp quen. Quan trọng là chúng ta phải thay đổi lối mòn tư duy trước đây từ cách nghĩ, cách làm, đến cách đánh giờ giờ học. Triết lí dạy học mới “Không bỏ rơi học sinh, tạo cơ hội tối đa để trò được nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn” sẽ được thực thi khi chúng ta đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, với một đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, tâm huyết đã, đang và sẵn sàng tinh thần đổi mới hướng tới ngôi trường Hạnh Phúc!

 

ANH5

 

 

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

https://www.facebook.com/thptmdc20nam?mibextid=eQY6cl
Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0243 5810 232 - 0961 180 880

số 100 Kim Anh Thanh Xuân Sóc Sơn Hà Nội

c3macdinhchi@hannoiedu.vn - macdinhchi561@gmail.com

box-chat-update