0909 999 888 500 Hùng Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM
https://www.facebook.com/thptmdc20nam?mibextid=eQY6cl

logo

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI

Thành lập năm 1998

Hotline: 0243 5810 232 - 0961 180 880

Số 100 Kim Anh - Xã Thanh Xuân - Huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội

c3macdinhchi@hannoiedu.vn - macdinhchi561@gmail.com

Trang chủ»Tổ nhóm chuyên môn»CÁCH DẠY HỌC NGỮ VĂN HIỆU QUẢ KHI ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH SGK NGỮ VĂN

CÁCH DẠY HỌC NGỮ VĂN HIỆU QUẢ KHI ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH SGK NGỮ VĂN

CÁCH DẠY HỌC NGỮ VĂN HIỆU QUẢ

KHI ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH SGK NGỮ VĂN

Làm thế nào để tiết học hấp dẫn, học sinh và thầy cô hoàn thành tốt kế hoạch bài học theo dự định ?

Đó là câu hỏi lớn luôn đặt ra với mọi thầy cô giáo khi đứng trên bục giảng . Bằng những kinh nghiệm, tài năng và nghiệp vụ sư phạm của người thầy, sự ứng phó linh hoạt trong mỗi tiết dạy cũng như với mỗi đối tượng học sinh để có phương pháp phù hợp, hiệu quả nhất.

 Đối với bộ môn Ngữ văn thì câu trả lời lại càng phong phú, điều đầu tiên thầy cô giáo phải có tình yêu, sự đam mê và lòng nhiệt huyết mới có thể chinh phục được trái tim bướng bỉnh của những cô cậu học trò nhỏ trong mỗi tiết học văn. Thầy giỏi thì trò mới hay, giáo viên là nền tảng, là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Nhưng làm thế nào để có một phương pháp dạy văn hay nhằm khơi dậy những cảm hứng văn học ở học sinh và để học sinh nể phục thì thực sự là điều cực kì khó. Bằng trải nghiệm và tự tìm hiểu chúng tôi xin chia sẻ cùng các thầy cô giáo những điều bổ ích nhất để các thầy cô có thể tham khảo cho tiết dạy của mình.

 

1.Trước hết hãy thực hiện hoạt động khởi động thật sôi động và hấp dẫn trước mỗi giờ học văn, đây là một việc làm có ý nghĩa quý báu, mục đích là xua tan sức ỳ của học sinh trước mỗi tiết học và để khơi niềm hứng thú của các em trước khi bước vào một buổi dạy chính thức. Khởi động của tiết học ngữ văn bằng cách nào? chúng tôi đã làm và có thể tổng hợp lại với gợi ý nhỏ sau đây :

– Kể chuyện cho học sinh nghe. Những câu chuyện đó có thể là bạn lấy từ cuộc sống hay tác phẩm trong những trang sách, học sinh nào cũng thích nghe kể chuyện cả, từ đó bạn dẫn dắt vào bài học đảm bảo các em sẽ tập trung học. Bạn cũng có thể nói chuyện thân mật cùng học sinh, pha trò cười, hay bằng nhiều cách mà làm cho các em cuốn hút…

– Diễn cho các em một vài minh họa về tác phẩm văn học, nếu có thể thì cả thầy cả trò đóng vai nhân vật trong các tác phẩm quen thuộc mà các em đã từng học. Quá trình nhập vai sẽ cho các em những cảm nhận mới hơn, đồng thời cảm thấy thú vị hơn và có một tâm thế thoải mái trước khi vào học.

– Cho các em học sinh xem một video nhạc hay một số hình ảnh liên quan tới tác phẩm chuẩn bị học để các em có hứng thú hơn trong học tập tránh sự nhàm chán.

 

2.Thứ hai: Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018, đây là yêu cầu bắt buộc để có tiết học hay, tiết học thú vị khi học ngữ văn.

Dạy văn là đòi hỏi phải có năng khiếu, năng khiếu đó chính là phương pháp truyền thụ dễ hiểu. Giáo viên chúng ta từ xưa đến nay vẫn còn dạy học theo kiểu truyền thống với sự truyền thụ kiến thức một chiều. Có nghĩa là thầy giáo giảng, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và khi giáo viên kiểm tra bài, học sinh chỉ việc nhắc lại y nguyên lời của thầy cô giáo là đạt điểm tối đa. Học sinh chỉ tiếp thu tác phẩm một cách thụ động còn người chủ động chính là giáo viên, họ áp đặt những kinh nghiệm, những hiểu biết, những cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh buộc học sinh phải nghe theo họ hoàn toàn chứ không hề có những sáng tạo và những suy nghĩ riêng của các em. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc không chỉ ra cho người học con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Điều này cho thấy rằng, đối với những giờ dạy này được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết. Đi kèm với phương pháp dạy truyền thống này là giáo viên còn đọc chậm cho học sinh chép từng chữ những gì có sẵn ở giáo án. Giờ học văn chương vì thế chưa gây được sự chú ý và tạo ra hứng thú đối với người học.

Ngay từ bây giờ chúng ta cần thay đổi tư duy tiếp cận và phương pháp giảng dạy. Hãy bắt đầu từ việc làm đơn giản nhất là tạo được một cảm giác thoải mái cho học sinh, hãy dẫn dắt học sinh tiếp cận bài giảng một cách tự nhiên, không áp đặt, cùng học sinh hội thoại và học sinh nắm được thông điệp của tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm. Hãy làm cho tiết dạy được thực hiện  linh hoạt, đưa học sinh đi từ khám phá này đến khám phá khác, luôn tạo bất ngờ với học sinh.

 

3.Thứ ba là dạy học văn phải gắn với những vấn đề của cuộc sống thường nhật, dạy học phải khơi gợi ở các em sự đồng cảm trước những vấn đề đã và đang diễn ra trong cuộc sống đầy thăng trầm. Rèn cho các em có bản lĩnh trước những thông tin nhiều chiều của cuộc sống, có chứng kiến, có phát ngôn, phản biện đúng đắn, tránh hùa theo hội chứng đám đông.

van 3

 

4.Cuối cùng là phải đánh giá học sinh thông qua chuỗi các hoạt động thực hành ngữ văn khi học văn. Đây là việc làm khó, đòi hỏi thầy cô giáo phải có tâm huyết với nghề mới có những đánh giá đúng người học. Trước đây, giờ ngữ văn được thầy cô đánh giá qua các bài kiểm tra, qua những bài viết, những học sinh được điểm cao đồng nghĩa với việc em hoàn thành tốt môn văn. Đánh giá như vậy cứng nhắc và dẫn đến học sinh chỉ chú trọng vào việc học những gì có trong sách vở để có điểm số tốt. Đổi mới đánh giá năng lực học sinh trong môn ngữ văn là đánh giá khả năng vận dụng ngôn ngữ, kỹ năng khi giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của thực tiễn. Đề kiểm tra phải gắn với thực tiễn, không bó buộc trong những từ ngữ và vấn đề nhất định trong sách giáo khoa, mà phải tạo cơ hội cho các em phát huy được khả năng tổng hợp và vận dụng, đó là cái đích mà các em phải hướng tới.

Bước khởi đầu của quá trình đổi mới căn bản và toàn diện bao giờ cũng đầy gian nan và cực kì khó khăn. Nhưng đừng bao giờ dừng lại và đừng ngại đổi mới chính mình. Nếu thầy cô giáo ngại đổi mới, không  thay đổi về phương pháp thì quả thực tiết học nhàm chán và tạo dựng cảnh tượng học sinh chán học là hiện hữu, hiệu quả của công cuộc đổi mới sẽ chưa tới đích và đó là điều không thầy cô và học sinh nào hướng tới. Hiện tại, với việc đổi mới sách giáo khoa hiện nay, hi vọng những kinh nghiệm, những kiến thức mà chúng tôi tìm tòi và chia sẻ chia sẻ qua bài viết này sẽ là lời giải đáp nho nhỏ, là hướng tiếp cận khác cho câu hỏi không có đáp án cuối cùng và hoàn mỹ nhất đó là “Làm thế nào để dạy tốt Ngữ văn trong quá trình thay đổi chương trình giáo dục 2018?” 

Chúc các đồng nghiệp thành công trong những giờ dạy học văn!

                                                         (Nhóm Văn- Tổ Xã hội 1- Trường THPT Mạc Đĩnh Chi)

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

https://www.facebook.com/thptmdc20nam?mibextid=eQY6cl
Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0243 5810 232 - 0961 180 880

số 100 Kim Anh Thanh Xuân Sóc Sơn Hà Nội

c3macdinhchi@hannoiedu.vn - macdinhchi561@gmail.com

box-chat-update